Tại diễn đàn này, nhiều phụ huynh khẳng định, việc cấm trẻ dùng điện thoại, tham gia vào các trang MXH là điều không thể, nhất là khi chúng ta đang sống trong “xã hội số” ngày càng phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý khống chế thời gian và kiểm soát phần nào những nội dung trên MXH mà các em tiếp cận là việc rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Do đó, tại Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh năm 2023, vấn đề học sinh sử dụng điện thoại và MXH cũng được nhiều đại biểu đề cập đến. Học sinh Nguyễn Thị Lâm Ngọc, lớp 9/2, Trường THCS Thông Hòa, huyện Cầu Kè bày tỏ: MXH có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên những hậu quả chúng gây ra cũng không nhỏ, nếu dành quá nhiều thời gian xem các nội dung trên MXH, trong đó có những nội dung không lành mạnh, chưa được kiểm chứng, có thể có hại về mặt tinh thần và vật chất.
Ở góc độ đoàn thể, chị Nguyễn Thị Cẩm Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Trưởng ban Thanh thiếu nhi - Trường học nhận định: Trước sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc trẻ em tiếp cận sớm với điện thoại và MXH là tất yếu, việc sử dụng MXH tốt hay xấu là xuất phát từ bản thân người sử dụng. Vấn đề đặt ra là khống chế được thời gian, liều lượng, đừng để bị biến thành “nô lệ” của MXH.
Dưới góc độ của phụ huynh, chị Nguyễn Thị Cẩm Hương chia sẻ thêm, MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, có nhiều trang dạy kỹ năng sống, kiến thức khoa học, ngoại ngữ, thể thao… giúp người dùng có những kỹ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hiện nay.
Đồng thời, giúp kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Cha mẹ nào cũng đều muốn tốt cho con hy vọng con có thể bắt kịp với xu thế xã hội nên cho con tiếp cận sớm với các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại di động và tiếp cận với MXH.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc cho con tiếp cận MXH là để phát triển theo hướng tích cực và cần tránh việc để con sa đà, nghiện MXH, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của con. Muốn vậy, các bậc phụ huỳnh cần theo sát và hướng dẫn các em sử dụng MXH hiệu quả và an toàn tránh những tác động xấu mà MXH gây ra.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần giám sát và quản lý thời gian sử dụng MXH của con, có thể sử dụng MXH để giải trí, học hỏi kiến thức mới sau khi đã hoàn thành tất cả các bài tập, công việc được giao. "Hiện vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên nói chung, trẻ em nói riêng tiếp cận nhiều thông tin không chính thống, những tệ nạn xấu thông qua MXH", chị Nguyễn Thị Cẩm Hương nói.
Do đó, Tỉnh đoàn Trà Vinh đã chỉ đạo Đoàn, Đội các cấp trong tỉnh thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, như tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đoàn viên, đội viên. Đồng thời, chú trọng tổ chức những hoạt động bổ ích vui tươi an toàn trong dịp hè, nhằm giúp các em hạn chế MXH.
Việc phân biệt mặt lợi và hại, khống chế thời gian tham gia MXH của học sinh, khuyến khích học sinh có phong cách ứng xử văn minh trên internet là điều vô cùng quan trọng. Hy vọng sự quan tâm của gia đình, nhà trường, tổ chức Đoàn sẽ giúp học sinh có những định hướng sử dụng MXH an toàn, lành mạnh, khai thác những lợi ích của MXH để học tập tốt.
" alt=""/>Trà Vinh: Tuyên truyền về tác động của mạng xã hội cho học sinh“Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là một việc rất tốt, rất có ích, tôi có thể liên lạc với người nhà để kiểm tra tin báo bão, hoặc nhờ lực lượng chức năng hỗ trợ. Tôi luôn luôn kiểm tra, giữ cho nguồn điện, máy móc ổn định để lúc nào thiết bị giám sát hành trình cũng hoạt động”, ông Thạch chia sẻ.
Cảng cá Quy Nhơn mỗi ngày có hơn 850 lượt tàu xuất bến và rời bến, trong đó đa phần là những tàu cá trên 15m. Tất cả những tàu trên 15m ra vào cảng cá Quy Nhơn đều được Trạm Kiểm soát Biên phòng Mũi Tấn, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định kiểm tra cụ thể, chặt chẽ hoạt động thiết bị giám sát hành trình và các giấy tờ liên quan trước khi ra vào bến.
Theo thượng úy Trần Đặng Bình Đạt, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Mũi Tấn, thông qua hệ thống giám sát hành trình, lực lượng chức năng có thể biết được 100% các phương tiện 15m trở lên đang hoạt động ở khu vực nào. Từ đó có thể kiểm soát và hỗ trợ các phương tiện khi cần thiết.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số tàu cá tắt thiết bị giám sát hành trình khi đang hoạt động.
Nguyên nhân là do một số ngư dân chủ quan không giám sát thiết bị của mình khi hoạt động trên biển; hỏng do vệ tinh; có một số trường hợp người dân vào các đảo không hoạt động, ngắt kết nối nhưng không báo cho trạm bờ; ngoài ra còn có một số chủ phương tiện cố tình ngắt kết nối khi đánh bắt sai vùng, sai tuyến…
Đối với những tàu ngắt kết nối, Đồn Biên phòng cảng Quy Nhơn sẽ phối hợp cùng địa phương xuống từng gia đình thông báo, yêu cầu bật thiết bị giám sát hành trình; hoặc thông qua hệ thống liên lạc đường dài yêu cầu chủ phương tiện, hoặc thuyền trưởng phải bật lại hệ thống giám sát hành trình, duy trì kết nối 24/24.
Nếu phương tiện bị hỏng không thể duy trì được thì yêu cầu ngư dân di chuyển phương tiện vào những đơn vị trong bờ gần nhất để thông báo về hiện trạng để được hướng dẫn, xử lý.
“Trước kia khi chưa có hệ thống giám sát hành trình thì rất khó để phương tiện có vấn đề cần thông báo đến gia đình hay thông báo thông tin tránh trú bão. Từ khi có hệ thống giám sát hành trình thì việc tuyên truyền cho người dân dễ dàng và kịp thời hơn, việc kiểm soát tàu cá trong công tác chống khai thác IUU đạt hiệu quả cao hơn”, thượng úy Trần Đặng Bình Đạt nói.
Toàn tỉnh Bình Định hiện có 5.706 tàu cá, trong đó có 3.287 chiếc đánh bắt xa bờ, hiện toàn bộ tàu này đều đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định thường trực 24/24 giám sát hành trình của ngư dân để kịp thời phát hiện, xử lý nhanh đối với các trường hợp mất kết nối, vượt ranh giới cho phép. Trong thời gian qua, tàu mất kết nối hoặc vượt ranh giới cũng đã giảm rất nhiều.
Lắp hệ thống nhật ký điện tử cho 100 tàu cá
Ngoài triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số vào quản lý tàu cá.
Ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho biết ngành chức năng tỉnh đang thực hiện thí điểm hệ thống giám sát tàu cá bằng nhật ký điện tử trong 3 doanh nghiệp. Đến nay, việc thí nghiệm đạt kết qủa rất tốt, ngư dân đã sử dụng thành thạo hệ thống này. Trong tháng 9/2023, tỉnh Bình Định sẽ triển khai lắp đặt hệ thống giám sát tàu cá bằng nhật ký điện tử cho 100 tàu cá của ngư dân.
“Sử dụng nhật ký điện tử chỉ cần một thao tác nhỏ đã có thể hoàn thiện. Khi nhật ký điện tử được gắn kết trên bờ chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt được số liệu, sản lượng khai thác của từng chiếc tàu khi về cảng. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ xác nhận nguồn gốc thủy sản, đồng thời xác định được vị trí tọa độ từng con tàu, từng đợt khai thác. Việc này giúp ích rất lớn đối với việc kiểm tra của EC hoặc các nước”, ông Phúc nói.
Ông Trần Đình Luân, Cục Trưởng cục Thủy Sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bình Định là địa phương có hơn một nửa tàu đi khai thác cá ngừ, chiếm trên 50% sản lượng cá ngừ của cả nước. Bình Định đã chủ trương đưa nhật ký điện tử này vào một số tàu đi khai thác của địa phương để đảm bảo tính chính xác, minh bạch của việc truy xuất nguồn gốc.
Hiện nay, việc thử nghiệm và đi vào triển khai nhật ký điện tử vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, cần sự quyết tâm của các chủ tàu, các nghiệp đoàn nghề cá, các hợp tác xã với thuyền trưởng cùng các chi cục và Sở Nông nghiệp thử nghiệm và tiếp tục hoàn thiện hệ thống để quản lý tốt hơn trong thời gian tới.
“Từ Bình Định chúng ta có những kết quả tốt nhân rộng ra các địa phương khác. Để tất cả hệ thống khai thác thủy sản của chúng ta có được những ứng dụng công nghệ tốt nhất và truy xuất nguồn gốc minh bạch, rõ ràng và hiệu quả nhất”, ông Luân nói.
Diễm Phúc
" alt=""/>Bình Định ứng dụng công nghệ số giám sát hiệu quả tàu đánh bắt cá ngoài khơi![]() |
Trung tâm hàng chục tỷ đồng chỉ có 20 học sinh |
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Hóa được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng, rất khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay trường luôn trong tình trạng vắng bóng học sinh.
Thời điểm này, trung tâm chỉ có vỏn vẹn 20 học sinh đến học. Nhiều phòng học, phòng dạy nghề, kí túc xá đóng cửa im lìm.
![]() Khu ký túc xá có 9 em ở ![]() Các dùng giảng dạy chỏng chơ, hư hỏng |
Khu ký túc xá với 2 dãy nhà cao tầng, gồm 16 phòng ở khép kín, đầy đủ tiện nghi đảm bảo chỗ ở cho 250 học sinh. Thế nhưng, hiện tại khu ký túc xá này chỉ có vỏn vẹn 9 học sinh ở lại.
Khu dạy học được bố trí đầy đủ nhà hiệu bộ, phòng học và các phòng dạy nghề, như cơ khí, gò, hàn, điện dân dụng… Tuy nhiên, hầu hết các phòng dạy nghề đều bỏ không, nhiều thiết bị thực hành đã và đang bị hư hỏng nặng.
![]() |
Phòng máy tính cũng không còn sử dụng được |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm, cho biết trong 20 học sinh đang học tại đây khối 12 có 5 em, khối 11 có 6 em và khối 10 có 9 em. Nhưng đã một tuần nay có 5 học sinh khối 10 đang xin nghỉ học để phụ giúp gia đình, chưa thấy các em quay lại trường.
Theo ông Tuấn Anh, nguyên nhân dẫn đến Trung tâm không có học sinh vì từ 2013, theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên sẽ không được hưởng trợ cấp tiền ăn nên học sinh không đến Trung tâm để học nữa.
Để thu hút học sinh tới lớp, Trung tâm đã phải hỗ trợ tiền điện, nước, vệ sinh, phòng ở, sách, bút…. cho học sinh. Các em chỉ phải đóng 12.500 đồng/ bữa ăn nhưng vẫn không ai chịu đến trường. “Các thầy cô giáo đến tận nhà vận động thì phụ huynh nói không cho con đi học vì không có tiền, nếu nhà trường lo được thì họ sẽ cho tới lớp”, ông Tuấn Anh buồn bã nói.
Điều đáng nói, trong khi cả Trung tâm hiện tại chỉ có 20 học sinh theo học thì bộ máy hành chính của Trung tâm này vẫn phải bố trí 16 cán bộ, giáo viên và nhân viên để phục vụ công tác giảng dạy, bao gồm 9 người thuộc biên chế (chỉ tiêu tỉnh giao là 11 biên chế), 7 giáo viên và nhân viên hợp đồng. Và mỗi năm, Trung tâm được nhà nước cấp gần 1,2 tỷ đồng để chi lương, chế độ.
Về tình trạng này, ông Phạm Bá Diệm, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa, cũng cho biết nguyên nhân là do học sinh ở đây thuộc diện hộ nghèo nhưng không được hỗ trợ tiền ăn như các trường công lập, vì vậy các gia đình không muốn cho con em đi học. Thực trạng này cũng đã được huyện báo cáo nhiều lần lên cấp trên để tìm hướng giải quyết.